Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Vitamin D có thể giúp chữa hói đầu

Vitamin D có khả năng “đánh thức” những thụ thể ngủ quên ở nang tóc, mang lại hy vọng mới trong điều trị bệnh hói.


94% đàn ông được phỏng vấn cho biết họ lo lắng nhất sẽ bị chứng hói đầu, vượt hơn con số 89% ám ảnh về việc gặp trục trặc trong quan hệ chăn gối…


Quá trình lão hóa thường gây ra không ít ảnh hướng tiêu cực tới sức khỏe của con người. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những vấn đề đáng sợ nhất ám ảnh đàn ông lúc về già.


Kết quả điều tra trên 2.000 người ở Anh mới đây cho thấy, đàn ông cảm thấy hói đầu chính là “kẻ thù” kinh khủng nhất, thậm chí còn hơn cả vấn đề “bất lực chăn gối”.


Ông Ian Watson, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Trị liệu Tóc và Da đầu (Anh) cho biết: “Hói đầu là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đối với phần lớn đàn ông. Họ sợ cảm giác trở thành chủ đề bàn tán và trêu chọc cho tất cả mọi người, từ những thành viên trong gia đình cho đến người lạ ở bên ngoài. Cách duy nhất để có thể tránh được những rắc rối đó là điều trị hói đầu bằng phương pháp cấy vi sắc tố, nhưng giải pháp này khá tốn kém và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người”.


Chuyên gia tâm lí học Toni Mackenzie cho biết, trong khi chứng rụng tóc và hói đầu ở nữ giới được coi là rất nghiêm trọng và cần được chữa trị nhanh chóng, thì nam giới lại nên coi như đó là vấn đề bình thường và cần chấp nhận “sống chung với lũ”.


Bà Toni cho biết thêm: “Trên thực tế, việc hói đầu là nỗi ám ánh đầy phiền toái và mệt mỏi cho cánh mày râu. Họ không thể che giấu cái đầu hói của mình mọi lúc mọi nơi được, trong khi đó những người khác lại ngang nhiên coi đây là môt chủ đề hot để trêu đùa. Điều này gây áp lực rất lớn cho nam giới, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng thể chất và tinh thần của họ, đặc biệt là sự tự tin khi giao tiếp”.


hoi-dau


Hói vì nang tóc “ngủ quên”


Một số nghiên cứu gần đây phát hiện thấy, tình trạng rụng tóc hay hói ở một số người là do các nang tóc đã bị mắc kẹt trong trạng thái “ngủ” nên không thể sản sinh ra các sợi tóc mới nữa.


Quá trình sinh trưởng và phát triển của tóc tuân theo một chu kỳ nhất định. Nang tóc là cơ quan nhỏ xíu trên da, chịu trách nhiệm cho sự sinh trưởng và phát triển của các sợi tóc. Chúng sản sinh các sợi tóc trong 2 – 6 năm trước khi những sợi tóc này rụng dần và nang tóc rơi vào tình trạng không hoạt động trong 1 khoảng thời gian ngắn, từ vài tuần cho tới vài tháng. Sau đó, chúng sẽ hoạt động trở lại và sản sinh một lứa tóc mới.


Theo ước tính của các nhà khoa học, tại bất cứ thời điểm nào thì cũng có khoảng 15% số nang tóc đang ngủ. Tuy nhiên, với một số người, trạng thái ngủ của các nang tóc kéo dài vĩnh viễn và nếu như nhiều nang tóc tại cùng một khu vực trên da đầu đều rơi vào trạng thái này thì sẽ dẫn đến hói đầu.


Tế bào dermal papilla giữ vai trò truyền tín hiệu mọc tóc tới các nang tóc và góp phần phân loại các tế bào gốc. Thông thường, các tế bào gốc chưa trưởng thành trên da sẽ được phân ra làm 2 loại: Loại 1 phát triển thành tế bào da bình thường và loại 2 phát triển thành các tế bào nang tóc. Nếu tín hiệu không được truyền đúng cách, các nang tóc sẽ tiếp tục duy trì trạng thái ngưng hoạt động và các tế bào gốc chưa kịp phân loại sẽ trở thành những tế bào da bình thường, thay vì tế bào nang tóc.


Thay đổi “số phận” của tế bào gốc


Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học khác nhau tại Mỹ đã khám phá ra rằng 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc và quá trình hói đầu là vitamin D và những vi thụ thể giữ chức năng tiếp nhận nó.


Theo đó, vitamin D chính là chìa khóa để giải phóng những thụ thể ở nang tóc đang bị kìm hãm trong trạng thái ngủ.


hoi-daufsgd


Năm ngoái, nhóm nghiên cứu của GS Marie Demay tại Đại học Harvard (Mỹ) tìm thấy một phân tử khác mang tên LEF1, có thể kích hoạt các thụ thể vitamin D, ngay cả khi không có vitamin D. Theo đó, nếu những phân tử này kích hoạt thụ thể vitamin D, chúng sẽ thay đổi “số phận” của những tế bào gốc thành tế bào nang tóc.


Nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) còn cho thấy, vitamin D nếu được hấp thụ ở mức độ vừa phải sẽ kích thích phát triển các tế bào dermal papilla.


Thí nghiệm trên chuột cho thấy, nhiều tế bào gốc được chuyển sang nhóm làm tế bào nang tóc nhiều hơn khi vitamin D được bổ sung trong giai đoạn phát triển cuối của tế bào, đồng thời lượng nang tóc trưởng thành và sản sinh ra các sợi tóc cũng nhiều hơn. Như vậy, rất có thể 1 nang tóc có thể sản sinh ra 1.000 sợi tóc.


Một thử thách cho các nhà khoa học là vitamin D có quá nhiều chức năng, như giúp xương chắc khoẻ, làm đẹp da… Uống quá nhiều vitamin D có thể mang lại tác dụng phụ tiêu cực như bị tích tụ canxi trong máu gây suy thận hoặc các vấn đề khác về thận.



Vitamin D có thể giúp chữa hói đầu

Bạn biết gì về cơ chế giải độc của cơ thể?

Cơ thể có khả năng tự giải độc. Việc giải độc này do 6 cơ quan phụ trách bao gồm: da, phổi, hệ thống bạch huyết, thận, gan và ruột. Tìm hiểu về cơ chế lọc thải chất độc ở từng cơ quan là cách hiệu quả nhất để bạn hiểu rõ và có biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng giải độc, giữ gìn sự khoẻ mạnh cho cơ thể.


Da


Cơ chế giải độc: Da bài tiết chất độc thông qua việc tiết mồ hôi.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tập thể dục để làm cơ thể chảy mồ hôi nhiều hơn. Điều này giúp loại trừ khoảng từ 5% đến 10% lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tắm hơi, tắm nước có pha thêm muối magiê sunphat cũng là những cách hữu ích để kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, những người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thận và tim thì không nên áp dụng các phương pháp này.


Để tránh làm bít kín các lỗ chân lông, bạn cần làm sạch các chất độc đã được bài tiết qua bề mặt của da bằng cách tắm nước ấm và không xử dụng xà phòng.


84022622


Phổi


Cơ chế giải độc: Phổi lọc thải cacbon điôxít cùng các chất độc khác


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tránh hít các loại khói thứ phẩm và loại trừ (hoặc ít nhất là hạn chế) việc tiếp xúc với các loại khói độc.


Hãy đeo khẩu trang khi sử dụng bất kỳ loại dung dịch hoá học nào như sơn hay véc ni…


Tập thể dục cũng là một biện pháp giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn


Hệ bạch huyết


Cơ chế giải độc: Hệ bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất độc tới gan và thận.


Hệ bạch huyết nằm dưới da, có hình dây phức tạp che phủ khắp cơ thể. Chúng chứa đầy chất lỏng và có chức năng vận chuyển chất độc. Chất độc từ đường ruột theo máu vào hệ bạch huyết và tiếp tục được vận chuyển đến gan để lọc thải tại đây. Chất thải sau quá trình trao đổi chất của các tế bào sẽ bị trục xuất khỏi tế bào và cũng được hệ bạch huyết vận chuyển đi. Nhưng bản thân hệ bạch huyết không thể vận chuyển chất độc, phải nhờ sự hỗ trợ của hệ thống các cơ trong cơ thể để giúp bơm chất độc tới gan, thận và thực hiện quá trình bài tiết chất độc tại những cơ quan này.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách:
Tập luyện động tác nhảy vọt lên. Động tác này được xem là một bài tập rất tốt để kích thích sự hoạt động của hệ bạch huyết.


Đi dạo hoặc chạy bộ cũng là những lựa chọn có hiệu quả.


Sử dụng bàn chải để chà xát nhẹ nhàng ở những vùng da khô cũng giúp tăng cường sự dịch chuyển của lượng bạch huyết và là cách tẩy sạch chất độc, mang lại những kết quả khả quan. Hãy dùng bàn chải có lông cứng chà nhẹ nhàng ở cổ chân, ngược dần về phía tim. Sau đó tiếp tục chà ở tay, bắt đầu từ phần bàn tay và đi ngược lên vai. Phần thân mình sẽ là bộ phận được chà xát sau cùng, cần di chuyển bàn chải theo hướng tập trung về tim. Cuối cùng, bạn nên tắm bằng nước ấm thêm muối magiê sunphat để tẩy sạch chất độc trên bề mặt của da. Áp dụng phương pháp này mỗi tháng 1 lần.


Thận


Cơ chế hoạt động: Thận giải độc thông qua việc sản xuất nước tiểu, một phần trong quá trình bài tiết của cơ thể. Chúng còn có nhiệm vụ lọc máu (trung bình khoảng 1 lít/phút)


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Uống nước. Chắc hẳn bạn đã biết cần uống đủ  nước để giữ ẩm cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn là phương pháp giúp thận gột rửa lượng chất độc dư thừa.


Để tăng cường chức năng hoạt động của thận, bạn nên ăn nhiều củ cải đường và các loại dâu


56400123


Gan và mật


Cơ chế hoạt động: Ruột và gan sẽ “kết đôi” các chất được lọc thải trong quá trình bài tiết.


Gan khử độc các chất được tiếp nhận bởi thận và ruột.


Ruột hấp thu các chất điện phân và lượng nước dư thừa từ quá trình tiêu hoá thức ăn do ruột non chuyển xuống và tạo ra các chất thải đặc, rắn.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Ăn nhiều củ cải đường, cà chua, bông cải, hành và bắp cải để cải thiện chức năng của gan. Một vài loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế… có thể giúp gan hoạt động tốt hơn. Uống trà xanh cũng cho tác dụng tương tự.


Một bí quyết khác rất hiệu quả cho khả năng khử độc của gan là sử dụng tinh dầu của cây thầu dầu. Bạn có thể dùng khăn ngâm vào dầu của loại cây này, sau đó đắp khăn lên bụng (vị trí của gan)


Đối với ruột, bạn có thể sử dụng liệu pháp từ nước. Nước sẽ nhẹ nhàng “tẩy rửa” ruột để giúp chất thải dễ di chuyển xuống phần ruột già đồng thời kích thích sự hoạt động của các cơ ở khu vực này.


Một số cách đơn giản để giải độc mỗi ngày:


- Ăn nhiều táo xanh. Đây là loại trái cây có khả năng khử độc tự nhiên. Chúng gắn kết các kim loại với độc chất và đẩy những thứ này ra khỏi cơ thể.


- Tránh dùng những thức ăn được chế biến sẵn, đường tinh chế và chất cồn.


- Cho thêm chanh vào nước uống để tăng cường sự tiêu hoá.


- Nhai kỹ thức ăn vừa giúp dễ tiêu vừa giúp thận và gan ít bị “căng thẳng” do phải hoạt động quá nhiều.


- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa gia dụng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.


- Uống trà xanh.


- Thường xuyên mát xa, xoa bóp cơ thể.



Bạn biết gì về cơ chế giải độc của cơ thể?